Đóng
 

Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:22
14:36  |  09/12/2019

Bộ Giao thông lý giải vì sao 3 năm chưa xây dựng xong Nghị định 86/CP?

Bộ GTVT cho biết, đến thời điểm hiện nay, bản dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/CP hoàn thiện đã được Bộ trưởng Bộ GTVT ký tắt và gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ.

Cần nghiên cứu kỹ để luật theo kịp cuộc sống

Trả lời ý kiến của cử tri về việc, vì sao chậm ban hành nghị định thay thế Nghị định 86/2014 và một số nội dung quy định tại dự thảo nghị định mới liên quan đến quản lý xe taxi, xe dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử, Bộ GTVT cho biết, việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014) bắt đầu thực hiện từ năm 2016 đã được Bộ GTVT thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Trong đó, hầu hết các lần trình dự thảo nghị định, Bộ GTVT đều thực hiện đúng hoặc sớm hơn thời hạn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

"Bộ GTVT đã tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo nghị định (dự thảo trình, báo cáo lần thứ 10). Trong đó, đã báo cáo về kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ có 25/26 thành viên Chính phủ thống nhất biểu quyết thông qua dự thảo Nghị định để ban hành"- Bộ GTVT thông tin.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, sau thời điểm đó Bộ GTVT cũng như Văn phòng Chính phủ tiếp tục nhận được các ý kiến kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Taxi Hà Nội, Hiệp hội Taxi Đà Nẵng, Hiệp hội Taxi TP.HCM, một số doanh nghiệp taxi lớn và một số Sở GTVT để góp ý về công tác quản lý xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (truyền thống), xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (taxi công nghệ) và xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc kinh doanh vận tải khách du lịch) sử dụng hợp đồng điện tử.

Theo Bộ GTVT, việc xây dựng nghị định trong giai đoạn hiện nay phải phù hợp với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phù hợp với thực tế ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ về ATGT, tạo thuận lợi nhất cho đơn vị kinh doanh hoạt động ổn định, phát triển, công bằng, minh bạch và thuận tiện cho người dân là hết sức khó khăn.

Do đó, Bộ GTVT cho rằng, cần nghiên cứu để đưa ra những quy định phù hợp nhất với giai đoạn hiện nay để điều chỉnh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện và mang tính xã hội rất cao này. 

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện dự thảo nghị định với tinh nêu trên.

Cũng theo Bộ GTVT, trong lần trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định lần gần đây nhất (lần thứ 12), Bộ GTVT đã nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về rà soát dự thảo nghị định. 

Bộ GTVT đã phối hợp Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ để rà soát và hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

"Ngày 4/11, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu, trong đó Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm ban hành nghị định để tổ chức triển khai thực hiện. Đến thời điểm hiện nay, bản dự thảo nghị định hoàn thiện cũng đã được Bộ trưởng Bộ GTVT ký tắt và gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ", Bộ GTVT cho biết.

Dự thảo Nghị định 86 được các bộ ngành thống nhất cao

Liên quan đến vấn đề cho rằng, việc chậm ban hành nghị định thay thế đã tạo sự bất bình đẳng trong kinh doanh vận tải giữa xe taxi truyền thống và taxi công nghệ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước, Bộ GTVT cho biết, nội dung này đã được Thủ tướng Chính phủ trả lời bằng văn bản. 

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo định hướng xây dựng nghị định này với một số trọng tâm: Loại bỏ các nội dung quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh không thực sự cần thiết, không phù hợp với Luật Giao thông đường bộ; Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý vận tải để thay thế cho phương thức quản lý truyền thống; Bỏ quy định bắt buộc phải gắn hộp đèn cố định trên nóc xe taxi (doanh nghiệp tự quyết định việc gắn hộp đèn trên nóc xe), thay vào đó dùng phần mềm cùng với phù hiệu, biển hiệu xe và tem kiểm định khác biệt để quản lý; Xây dựng hạ tầng công nghệ nhằm kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera trên xe ô tô...

Bộ GTVT đã hoàn chỉnh dự thảo nghị định với sự thống nhất cao của các Bộ có liên quan; trong đó thể hiện rõ quan điểm ủng dụng công nghệ trong điều hành xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ ngồi, kể cả xe taxi (taxi sử dụng đồng hồ tính tiền - taxi truyền thống: taxi sử dụng phần mềm để tính tiền, kết nối lái xe với hành khách - taxi công nghệ), xe hợp đồng (sử dụng hợp đồng văn bản giấy hoặc điện tử), xe du lịch (sử dụng hợp đồng văn bản giấy hoặc điện tử); tương ứng với mỗi loại hình là các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh phù hợp.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

Tư vấn

Lựa chọn SUV phân khúc 1,5 tỷ liệu có khó?

Tại thị trường Việt Nam, phân khúc xe SUV cỡ 1,5 tỷ luôn là phân khúc khác biệt hoàn toàn so với các phân khúc giá rẻ, bởi khách hàng lựa chọn mua xe ở phân khúc này đều có những...