Quá trình hơn 3 năm sử dụng với trên 2,7 vạn km lăn bánh chưa phải là một vấn đề lớn đối với chiếc Mazda CX-5 2018. Xe vẫn còn nguyên những giá trị sử dụng như khi mới về với chủ nhân.
Lý do lựa chọn Mazda CX-5
Lê Nam - chủ nhân chiếc Mazda CX-5 chia sẻ, anh quyết định mua xe từ sau đợt giãn cách xã hội vì Covid-19 cách đây 3 năm. Thời điểm đó, người dân đã bắt đầu được tự do di chuyển, nhưng các phương tiện giao thông công cộng hay các hãng taxi, vận tải công nghệ vẫn chưa được phép hoạt động.
Với nhu cầu đi lại làm việc cấp thiết hàng ngày, anh Nam đã quyết định sắm cho gia đình chiếc Mazda CX-5 2018 đã qua sử dụng. Trước đó, anh Lê Nam từng sở hữu 3 chiếc xe thuộc những phân khúc khác nhau bao gồm: Hyundai Accent, Hyundai Sonata và cả Mercedes-Benz C250.
Quyết định chuyển từ sedan lên crossover của anh Nam xuất phát từ nhu cầu đi lại của cả gia đình, bao gồm hai vợ chồng và con nhỏ. Không gian rộng rãi và khoang cốp chứa đồ rộng rãi là những giá trị mà CX-5 thỏa mãn được khách hàng của mình.
Với ưu điểm gầm cao, chiếc CX-5 có thể phù hợp với đa dạng mục đích sử dụng, từ: đi làm, đi chợ, đưa đón vợ con hàng ngày trong đô thị, cho tới về quê hay lên rừng xuống biển - đi phượt, du lịch cuối tuần ở ngoại ô hoặc những danh lam thắng cảnh khắp nơi.
Chưa kể tới việc Mazda vốn là một thương hiệu Nhật Bản, tên tuổi gắn liền với sự bền bỉ, tiết kiệm và tin cậy. Ngoài ra, các mẫu xe hiện tại của Mazda nói chung và CX-5 nói riêng, đều mang thiết kế Kodo với sự uyển chuyển, tinh giản, hiện đại và rất bắt mắt; nhất là đối với nhóm người tiêu dùng trẻ.
Thiết kế nội - ngoại thất sau hơn 3 năm
Mazda là một trong những thương hiệu đi đầu thị trường trong việc áp dụng chung một ngôn ngữ thiết kế cho toàn bộ dải sản phẩm của mình - ngôn ngữ Kodo. Đây được đánh giá là một nước đi thành công của Mazda, bởi đa số người tiêu dùng đều đón nhận thiết kế Kodo đẹp mắt với một thái độ rất tích cực.
Sau 3 năm có mặt trên thị trường, thiết kế của Mazda CX-5 mặc dù đã rất quen mắt với người tiêu dùng, nhưng không hề trở nên nhàm chán hay bị “cũ dáng”. Thay vào đó, vẻ đẹp của CX-5 dường như tồn tại khá vững chắc, mặc cho các đối thủ như Honda HR-V, Kia Sportage, Hyundai Tucson hay Mitsubishi Outlander đều lần lượt ra mắt những bản cập nhật giữa vòng đời, hoặc thậm chí là phiên bản hoàn toàn mới.
Về bề mặt vật liệu, nước sơn của Mazda CX-5 vẫn chưa hề có dấu hiệu “xuống sắc”. Tất nhiên, bên ngoài thân xe cũng có nhiều vị trí xước nhưng đó là điều không thể tránh khỏi khi vận hành xe tại môi trường giao thông phức tạp như ở Việt Nam. Các chi tiết ngoại thất như hệ thống đèn chiếu sáng, bộ vành - lốp zin theo xe vẫn hoạt động rất ổn định, với hình thức duy trì ở mức độ khá tốt.
Bước vào bên trong khoang nội thất, dường như quãng thời gian hơn 3 năm vẫn chưa đủ để tác động lên Mazda CX-5. Bộ ghế ngồi bọc da trên xe vẫn vô cùng nuột nà về mặt thẩm mỹ và mềm mại chiều chuộng người dùng.
Không khí sang trọng trên xe được các chi tiết ốp kim loại đem tới. Đặc biệt là các nút bấm chức năng vẫn đem lại cảm giác chắc chắn, khít rịt nịnh tay khi thực hiện thao tác chạm hoặc xoay.
Màn hình nguyên bản trên CX-5 2018 không đáp ứng đủ nhu cầu giải trí cơ bản, nên đã được chủ xe thay thế.
Tuy nhiên ở thời điểm năm 2022, màn hình nguyên bản trên chiếc Mazda CX-5 đã tỏ ra khá “hụt hơi” so với các đối thủ: kích thước nhỏ bé và chức năng giải trí nghèo nàn khiến hành khách trên xe dễ “tụt cảm xúc”, nhất là trên những chuyến hành trình dài.
Bên cạnh đó, dàn loa “hàng hiệu” đến từ thương hiệu Bose cũng được rất nhiều người tiêu dùng đánh giá thấp, chất lượng âm thanh không tương xứng với “cái mác” loa Đức “xịn xò”.
Thực tế vận hành sử dụng xe trong 3 năm
Với trên 27.000km đã lăn bánh, chiếc Mazda CX-5 đời 2018 vẫn tỏ ra là một phương tiện cực kỳ đắc lực và hợp lý với gia đình. Khác với số đông những chiếc Mazda sử dụng động cơ 2.0, phiên bản CX-5 máy 2.5L Signature cao cấp cho cảm giác chân ga “có lực” hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy, khối động cơ trang bị công nghệ SkyActiv trứ danh của Mazda vẫn đảm bảo khả năng tiết kiệm nhiên liệu (khoảng 10L / 100km - chủ yếu trong đô thị) khi di chuyển hàng ngày, không vận hành xe theo kiểu trẻ trung, phóng nhanh - phanh gấp.
Tuy vậy, trên Mazda CX-5 vẫn còn tồn tại những điểm bất hợp lý, cần khắc phục để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Đầu tiên là “lỗi gương thần thánh” rất dễ gặp phải khi sử dụng xe dưới thời tiết mưa lớn hoặc sau khi rửa xe. Khi bị nước lọt vào bên trong gáo gương, CX-5 rất dễ bị lỗi cơ cấu điện và gây ra hiện tượng khó gập - mở, hoặc không thể gập - mở theo ý người dùng; gây nguy hiểm khi cản trở khả năng quan sát của người lái.
Tuy nhiên lỗi gương này cũng rất dễ khắc phục. Anh Nam - chủ xe CX-5 chỉ cần bỏ ra 1,5 triệu đồng để mua và thay thế hệ thống motor điện bên trong củ gương là có thể giải quyết triệt để vấn đề. Mặc dù vậy, nhà sản xuất cũng nên nghiên cứu để thay thế loại linh kiện dễ hỏng hóc này, tránh gây bất tiện và mất an toàn cho người dùng.
Hệ thống treo “bồng bềnh” trên các phiên bản trước đã được khắc phục phần nào trên CX-5 đời 2018. Tuy nhiên theo nhận xét của chủ xe, chính kiểu thiết lập treo mềm mại như vậy lại có thể coi là một ưu điểm của CX-5, khi đem đến cho hành khách ngồi phía sau - nhất là vợ con của người cầm lái - sự êm ái khi di chuyển.
Nhưng người điều khiển xe sẽ phải đánh lái một cách tinh tế, không gấp - gắt nếu không muốn những hành khách phía sau rơi vào tình trạng say xe. Bên cạnh đó, độ ồn khá lớn cũng có thể coi là một “điểm kém” đối với CX-5. Nhưng nhìn lại trong cùng tầm giá của CX-5, những chiếc crossover khác cũng không khá hơn là bao ở khả năng cách âm.
Trang bị tiện ích cần nâng cấp thêm
Tiếp theo là hệ thống loa mang thương hiệu Bose của Đức, tuy nhiên lại chưa đem lại trải nghiệm đủ “thuyết phục” được đôi tai của số đông người dùng. Nhưng đối với những người không quá cầu kỳ, kỹ tính như anh Lê Nam, chiếc Mazda CX-5 Signature vẫn đáp ứng đủ nhu cầu giải trí cơ bản về mặt âm thanh.
Bên cạnh đó, màn hình zin theo xe của chiếc Mazda CX-5 2018 này đã được chủ nhân thay thế bằng một chiếc màn hình đến từ thương hiệu Gotech. Nguyên nhân xuất phát từ việc màn hình của Mazda CX-5 không hỗ trợ kết nối với điện thoại thông minh thông qua cổng USB hoặc chuẩn Apple CarPlay hay Android Auto.
Do đó trong quá trình sử dụng xe, nếu muốn nghe nhạc giải trí hành khách phải cắm USB - và bị cố định nguồn phát nhạc, không linh động. Còn nếu muốn nghe nhạc trên smartphone, hành khách sẽ phải kết nối thông qua bluetooth và cầm điện thoại trên tay để thao tác, dẫn tới mất tập trung vào tình hình giao thông phía trước xe gây nguy hiểm.
Ngoài nâng cao các tác vụ giải trí nghe - xem cho hành khách, màn hình Gotech Mazda này còn hỗ trợ ra lệnh bằng giọng nói tiếng Việt - một tính năng vô cùng tiện lợi và hữu ích.
Khác biệt với những lựa chọn phổ biến trên thị trường, sản phẩm màn hình Gotech Mazda sử dụng song song 2 hệ điều hành: Mazda Connect và Android 10, cho phép người dùng giữ lại thói quen sử dụng trên màn hình cũ, nhưng vẫn có thể hưởng thụ đầy đủ những tính năng giải trí cao cấp thông qua kho ứng dụng Android phong phú.
Chưa kể tới, phiên bản màn hình Gotech Mazda360 được anh Nam lắp thêm cho xe còn cung cấp cả khả năng quan sát xung quanh xe với hệ thống camera 360, giúp nâng cao tính an toàn; giảm thiểu va chạm - nhất là trong khu vực đô thị, nơi anh vận hành xe tới 90% thời gian sử dụng.
Tổng kết nhanh, sau hơn 3 năm lăn bánh chiếc Mazda CX-5 2018 phiên bản 2.5 Signature với mức ODO 2,7 vạn km, anh Lê Nam - chủ xe tỏ ra rất hài lòng. Chiếc xe được mua cũ từ một đời chủ trước đó, mặc dù vẫn còn tồn tại những nhược điểm hoặc lỗi nhỏ; nhưng về cơ bản chiếc CX-5 vẫn rất bền bỉ, linh hoạt và hoàn thành tốt vai trò của một phương tiện đi lại hàng ngày cho cả gia đình.
Anh Phan (Tuoitrethudo)