Những mẫu ôtô ra mắt đúng thời khắc lịch sử với doanh số tăng đột biến đã giúp các hãng xe hơi nổi tiếng thoát khỏi cảnh phá sản.
Honda Civic 1972: Honda từng là một trong số những nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới những năm 1960. Thế nhưng sản lượng ôtô lại rất nhỏ và không thành công, doanh số thấp đến mức hãng xe Nhật Bản phải cân nhắc đóng cửa mang thị trường này.
Cố gắng lần cuối được Honda thực hiện năm 1970 khi ra mắt Civic thay thế N600. Lớn hơn thế hệ trước, nhiều tính năng hiện đại và tốt hơn, Civic lập tức nổi tiếng tại Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ khi đó cũng giúp Civic thành công không chỉ tại Nhật Bản.
Civic được ưa chuộng tại Mỹ nhờ tiết kiệm nhiên liệu, đánh bại các đối thủ từ Ford, Chevrolet, và AMC.
Civic làm mưa làm gió thị trường xe cỡ nhỏ, là một trong những mẫu xe bán chạy nhất thế giới cho tới hiện nay, năm 2020.
Civic trải qua hơn 10 thế hệ, thông dụng tại Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu.
Mẫu xe này không chỉ cứu rỗi mảng sản xuất ôtô Honda mà còn mang lại thành công cho hãng xe Nhật Bản.
Volkswagen Golf 1974: Sau thành công của Beetle, Volkswagen cần một cái tên thay thế khi “con bọ” trở nên già nua vào những năm 70.
Do quá phụ thuộc vào Beetle trong hơn 3 thập kỷ, Volkswagen gặp khó khi thị trường tràn ngập các mẫu xe cỡ nhỏ hiện đại những năm 60.
Sau khi NSU sáp nhập với Auto Union, Volkswagen hợp tác với Audi phát triển mẫu xe Passat. Quá trình hợp tác này còn cho ra đời Golf, phiên bản nhỏ hơn nhiều của Passat.
Golf dễ lái và chi phí bảo dưỡng thấp. Năm 1974, Golf ra mắt thị trường và ngay lập tức trở thành hiện tượng. Xe được nhập khẩu vào Mỹ với cái tên Rabbit.
Cũng giống Civic của Honda, Golf đã giúp Volkswagen tránh khỏi phá sản và biến Volkswagen thành một trong những hãng ôtô lớn nhất thế giới.
Ford Taurus 1986: Đầu những năm 80, Ford một lần nữa gặp khó khăn. Hầu hết đối thủ khi đó đều chuyển sang phân khúc xe cỡ vừa.
Trong khi đó, Ford LTD đã quá lỗi thời. Xe dùng hệ dẫn động RWD kém ưu việt hơn đối thủ dùng FWD. Ford cần đổi mới, và Taurus đã ra đời.
Không như thế hệ trước, Taurus tập trung vào công thái học (sự tiện nghi, phù hợp cho người sử dụng để). Hệ số cản thấp giúp động cơ V6 ngốn ít nhiên liệu hơn động cơ 4 xi-lanh của đối thủ xe Nhật Bản.
Với thiết kế mang hơi hướm tương lai, Taurus có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ khi ra mắt thị trường năm 1985.
Ford bán được 2 triệu chiếc tới năm 1991.
Thế hệ Taurus thứ hai trở thành xe bán chạy nhất thị trường Mỹ. Taurus là thiết kế quan trọng nhất của Ford kể từ Ford 1949.
Việt Hùng (ANTĐ)