Đóng
 

Thứ năm, 21/11/2024 | 23:29
11:35  |  05/03/2023

Audi tái chế ô tô, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường do các chất thải nhựa ngày càng gia tăng, một số hãng ô tô đang né tránh nguyên vật liệu truyền thống khó tái chế và lưu tâm tới các vật liệu tái chế đảm bảo chất lượng.  

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, mỗi năm những chiếc ô tô sử dụng nguyên liệu đốt trong sẽ phát thải khoảng 4,6 tấn CO2 ra môi trường. Tuy nhiên, trước khi phát thải từng đó khí CO2, chúng đã gây ô nhiễm từ trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, các vật liệu như nhôm, thép, nhựa và thủy tinh trong quá trình sản xuất cũng có thể tạo ra lượng khí thải carbon đáng kể theo thời gian. Theo nghiên cứu của IEA cho thấy, quy trình sản xuất thép thô có thể phát thải tạo ra môi trường khoảng 1,39 tấn CO2 trên mỗi tấn thép thành phẩm.

Mặc dù con người đang cố gắng sử dụng những vật liệu có thể tái chế hoặc những vật liệu thân thiện với môi trường giúp giảm phát thải khí CO2 ra môi trường, tuy nhiên cần phải cố gắng cắt giảm hơn nữa mới có thể đi đúng lộ trình không phát thải hoàn toàn (Net Zero) mà thế giới hướng đến vào năm 2050.

Chính vì thế, ngày nay, nhiều hãng sản xuất ô tô đang tìm cách phát triển, tái chế các bộ phận ô tô cũ thành nguyên liệu phục vụ dây chuyền sản xuất xe mới. Audi chính là một ví dụ điển hình khi hãng này đang từng bước chuyển hóa những chiếc xe cũ thành ô tô mới thông qua dự án có tên MaterialLoop.

Hãng xe nước Đức này đang hợp tác cùng 15 đối tác khác nhau trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu, nghiên cứu và tái chế. Cụ thể, dự án này của Audi sẽ giúp tái chế các vật liệu thường thấy trong ngành sản xuất ô tô như: thép, nhôm, nhựa và thủy tinh.

Những chất này sau khi đem đi tái chế sẽ tiếp tục được sử dụng, là một trong những bộ phận tạo thành chiếc ô tô mới. Việc này giúp giảm thiểu đáng kể lượng chất thải ra môi trường.

Vào hồi tháng 10/2022, Audi thông báo dự án MaterialLoop đã hoàn tất việc tháo rời các chi tiết trên 100 ô tô đã qua sử dụng của hãng. Tiếp đến hãng sẽ phân loại những linh kiện, phụ tùng này thành từng nhóm để thử khả năng tái sử dụng của chúng.

Theo đó, nghiên cứu này đang cho thấy nhiều khả quan khi có hơn 85% thép và hơn 60% nhôm từ những chiếc xe Audi cũ có thể được tái chế. Những nguyên liệu này đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để có thể tiếp tục được sử dụng trong quy trình sản xuất xe mới. 

Hiện tại, Audi đã đang tái chế thép và sử dụng để sản xuất phụ tùng cho khoảng 15.000 ô tô tại nhà máy ở thành phố Ingolstadt (Đức). Hãng cũng đang tiếp tục nghiên cứu khả năng tái sử dụng thủy tinh để làm cửa kính xe.

SUV điện Audi Q4 e-tron là một trong những chiếc xe đã được ứng dụng để làm kính từ việc tái chế thủy tinh. Và thời gian tới, hãng cũng sẽ sử dụng nhựa tái chế để sản xuất Audi Q8 e-tron.

Theo các chuyên gia, ngành ô tô đang tiến dần đến việc điện hóa hoàn toàn giúp giảm phát thải khí thải ra môi trường. Nếu việc tái chế các chi tiết và phụ tùng như Audi đang làm được nhân rộng sẽ là chìa khóa để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường.

TH (Tuoitrethudo)

Tư vấn

Lựa chọn SUV phân khúc 1,5 tỷ liệu có khó?

Tại thị trường Việt Nam, phân khúc xe SUV cỡ 1,5 tỷ luôn là phân khúc khác biệt hoàn toàn so với các phân khúc giá rẻ, bởi khách hàng lựa chọn mua xe ở phân khúc này đều có những...