Mới đây, 12 doanh nghiệp thành viên của các Nhà Nhập khẩu ô tô Việt Nam (VIVA) đã gửi đệ trình, mong muốn được Chính phủ hỗ trợ để vượt qua khủng hoảng.
Sau một thời gian chịu cảnh sụt giảm doanh số bán hàng, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô Việt Nam dần phải đối mặt với khó khăn. Việc khủng hoảng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước mà cả các doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc đều đang phải đối mặt và rất cần có sự hỗ trợ để vượt qua giai đoạn này.
Việc thắt chặt nhanh chính sách tiền tệ trong nước đã khiến thanh khoản thị trường bị thu hẹp, lãi suất tăng dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cập tín dụng của khách hàng tư nhân và các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó tình trạng thừa hàng ngày càng trầm trọng hơn do 2 tháng đăng kiểm, lượng hàng tồn kho tồn đọng từ tháng 10/2022 đến nay đang gây áp lực tài chính lớn.
Do doanh số bán xe của cả CKD và CBU đều chịu áp lực nghiêm trọng, Chính phủ Việt Nam cần có giải pháp hỗ trợ tương tự và công bằng vì toàn bộ thị trường - đối với cả xe CKD và CBU - cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo đó, phía Nhà Nhập khẩu ô tô Việt Nam (VIVA) cho rằng, việc Chính phủ chỉ hỗ trợ 50% trước bạ cho xe lắp ráp trong nước lần thứ ba trong 3 năm (29/06/2020 - 31/12/2020, sau đó là 01/12/2021 - 31/05/2022) là phân biệt ưu đãi quốc gia.
Điều này đã và đang vi phạm vào điều III.4 của Hiệp định GATT mà Việt Nam đã ký kết và đang là một trong các nước hưởng lợi lớn ở nước ngoài từ tất cả các điều khoản FTA đã được thực thi.
Do đó, phía VIVA chỉ ủng hộ đề xuất giảm 50% phí trước bạ khi Chính phủ áp dụng hình thức ưu đãi cho tất cả ô tô mới được lắp ráp trong nước CKD cũng như nhập khẩu nguyên chiếc CBU.
TH (Tuoitrethudo)