Đóng
 

Thứ năm, 31/10/2024 | 16:25
14:37  |  19/04/2023

[ĐÁNH GIÁ PHỤ KIỆN] Cảnh báo áp suất lốp Gotech GS8: “Nhỏ mà có võ”

Cảnh báo áp suất lốp - món đồ phụ kiện tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại vô cùng hữu dụng dành cho xe hơi. Ưu điểm lớn nhất của Gotech GS8 là sự nhỏ gọn - tiện dụng, khả năng tích hợp thẳng trực tiếp lên màn hình Android và được tặng kèm theo khi sở hữu các sản phẩm màn hình Gotech.

Vai trò của lốp đối với xe hơi: rất quan trọng nhưng luôn bị đánh giá thấp

Trong đời sống bốn bánh ngày nay, rất nhiều người sở hữu xe muốn nâng cấp chiếc xe của mình từ ngoại hình hầm hố, cho tới vận hành hứng khởi hơn; bằng cách tác động vào hệ thống khí nạp, khí xả, động cơ, hệ thống treo hay các liên kết khung gầm…

Tuy nhiên có một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe mà thường bị không ít tài xế vô tình lãng quên, đó chính là bộ lốp (vỏ xe). Cần phải nhấn mạnh, đây là bộ phận duy nhất chịu trách nhiệm “giao tiếp” giữa chiếc xe và mặt đường: mọi quá trình từ tăng tốc, giảm tốc, thay đổi hướng xe đều do bộ lốp đảm nhiệm.

Bên cạnh những yếu tố trực tiếp kể trên, lốp xe thậm chí còn gián tiếp ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố vận hành của xe như: độ cứng/mềm của hệ thống treo, độ ồn cabin (mức độ cách âm trong xe); hay là mức độ tiêu thụ nhiên liệu và có thể gây ra các vấn đề cho hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống động lực (động cơ - hộp số)… nếu không ở trong điều kiện kỹ thuật chuẩn.

Mỗi chiếc lốp trên thị trường hiện nay đều có những ký hiệu theo quy chuẩn và người sử dụng xe nên biết cách “đọc” những ký hiệu này. Ví dụ đơn cử như trong bài viết này, chiếc lốp Bridgestone Dueler được ghi rất rõ ràng trên thân: “255/60R18”. Trong đó 255 là kích thước chiều rộng mặt lốp (phần lốp tiếp xúc với mặt đường) theo đơn vị inch. Tiếp theo, 60 là chiều cao hông lốp tính theo phần trăm so với chiều rộng mặt lốp - Tức là chiếc lốp này có chiều cao hông bằng 255 x 60% = 153 inch. Và cuối cùng R18 biểu thị cho kích thước la-zăng của chiếc lốp này là 18 inch.

Đối với một chiếc lốp, việc quan trọng nhất là nắm bắt được thời điểm thay thế. Nếu lốp bị dính đinh thủng vết lớn (khoảng lớn hơn 6mm trở lên), không nên vá (vì vết vá không bền và có thể bị thủng hoặc bị rò rỉ gây nguy hiểm) mà nên thay thế chiếc lốp mới. Hoặc khi xuất hiện các rãnh nứt, vết phồng rộp hoặc khi gai lốp đã mòn đến hạn (chiều cao gai lốp nhỏ hơn 1,6mm so với rãnh gai chính).

Tuy nhiên rất nhiều tài xế có tâm lý chủ quan: xe không chạy quá nhiều và lốp không mòn thì vẫn chưa cần thay thế lốp xe. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi lốp xe được làm chủ yếu từ vật liệu cao su và cũng có thời hạn sử dụng: ngay khi rời khỏi dây chuyền sản xuất, bề mặt lốp đã bắt đầu phải đối mặt với những yếu tố môi trường như nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm… gây lão hóa vật liệu và biến chất theo thời gian, không còn đảm bảo yếu tố kỹ thuật.

Do đó kể cả không sử dụng hoặc ít sử dụng, một chiếc lốp nên được thay thế và không nên tiếp tục sử dụng sau 5 năm tính từ lúc sản xuất.

Để biết được thời điểm lốp xe ra khỏi dây chuyền, các tài xế có thể tìm ngay một dãy 4 chữ số ghi trên hông lốp. Ví dụ như chiếc lốp trong bài viết này là “0519” - tức là được sản xuất vào tuần thứ 5 (vào khoảng tháng 2) của năm 2019.

Bên cạnh độ bền của lốp, áp suất lốp cũng là một vấn đề rất nên được quan tâm bởi có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng vận hành của chiếc xe. Ví dụ như khi lái một chiếc xe “lốp non” (áp suất bên trong lốp nhỏ hơn mức tiêu chuẩn), chiếc xe sẽ bị “nhao lái” (vô lăng rung - lệch, không ổn định) và về lâu dài sẽ tốn xăng hơn và đồng thời gây mòn gai lốp nhanh hơn, ảnh hưởng tới độ bền.

Còn khi lái một chiếc xe lốp căng quá (áp suất bên trong lốp lớn hơn mức tiêu chuẩn), chiếc xe sẽ bị “tưng” - khi băng qua ổ gà hay đường xấu không êm ái, hay bị nảy và ồn hơn bình thường. Lúc này hiệu quả phanh giảm tốc cũng sẽ giảm do diện tích tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường giảm đi.

Mức áp suất lốp tiêu chuẩn của mỗi một chiếc xe thường được dán ngay ở hông cửa vị trí ghế lái, với đơn vị là Bar, KPa, PSI hoặc kg/cm2 (1 kg/cm2 = 14,2 PSI; 1 KPa = 0,01 Bar và 1 PSI = 6,895 KPa). Nhưng nếu không phải là thợ kỹ thuật và không có máy đo áp suất, làm sao để biết 4 chiếc lốp của xe có đang đúng mức áp suất hay không? Đây chính là lúc những sản phẩm như Gotech GS8 “vào việc”.

Sản phẩm phụ kiện cảnh báo áp suất lốp Gotech GS8: Nhỏ nhưng có võ

Ngày nay nhiều mẫu xe thế hệ mới đã được nhà sản xuất tích hợp sẵn tính năng cảnh báo áp suất lốp (TPMS - Tire Pressure Monitor System) theo xe khi bán ra. Tuy nhiên nhiều chiếc xe đời cũ hoặc phiên bản thấp cấp có thể không được trang bị và người dùng sẽ phải mua và lắp thêm cho chiếc xe của mình.

Trên thị trường hiện nay có hai loại sản phẩm cảnh báo áp suất lốp cơ bản, đó là loại van gắn trong và van gắn ngoài - dựa trên vị trí của van cảm biến. Với loại van gắn ngoài, ưu điểm là dễ tháo lắp mà không cần phải tháo lốp ra. Tuy nhiên mỗi lần bơm lốp đều phải tháo van; đồng thời do gắn ở bên ngoài lốp nên có thể bị ảnh hưởng thẩm mỹ, gây vướng víu hoặc có khả năng bị mất trộm.

Ngược lại, loại cảnh báo áp suất lốp van gắn trong sẽ buộc phải tháo lốp khi trang bị và quá trình lắp đặt cần tới thợ kỹ thuật. Tuy nhiên ưu điểm của sản phẩm này là không thể bị trộm và không ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ hay gây vướng víu.

Tiếp theo, nhiều sản phẩm phụ kiện cảnh báo áp suất lốp trên thị trường hiện nay thường được trang bị đi kèm một màn hình phụ để theo dõi mức áp suất. Màn hình này có thể là loại cắm tẩu thuốc lấy điện 12V từ bình ắc-quy; hoặc loại màn hình rời sử dụng năng lượng mặt trời / pin được dán hoặc đính lên mặt táp-lô. Nhược điểm của các sản phẩm này là cần độ chế gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ hoặc vật liệu nội thất khi lắp đặt.

Khắc phục được tất cả những điểm bất tiện kể trên, sản phẩm cảnh báo áp suất lốp Gotech GS8 có thể coi như là “lời giải hoàn hảo”: một giải pháp đáp ứng được rất nhiều vấn đề, từ thẩm mỹ, cho tới độ hoàn thiện và khả năng hoạt động.

Cụ thể, bộ sản phẩm Gotech GS8 có 4 van gắn trong và một thiết bị tích hợp với các loại màn hình Android hoặc màn hình Gotech. Sau khi lắp đặt, người dùng có thể trực tiếp theo dõi mức áp suất lốp ngay trên màn hình Gotech.

Người dùng có thể cài đặt mức cảnh báo tùy biến theo ý thích (ví dụ áp suất vượt quá hoặc không đạt mức bao nhiêu thì phát âm thanh qua loa và hình ảnh qua màn hình để thông báo).

Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể theo dõi thông tin lốp xe (bao gồm mức áp suất và nhiệt độ) theo thời gian thực bằng cách truy cập app hoặc ra lệnh bằng giọng nói thông qua màn hình Gotech. Đơn vị hiển thị cũng có thể được tùy biến theo ý thích của tài xế để tiện theo dõi (thay đổi linh hoạt giữa (KPa / Bar / PSI / Kg/cm2 hoặc °C /°F).

Khắc phục một nhược điểm rất lớn của sản phẩm cảm biến áp suất lốp gắn trong, Gotech GS8 hỗ trợ đảo lốp - khớp lốp thông qua màn hình. Tức là khi thực hiện đảo lốp, thợ kỹ thuật không cần tháo thủ công các van cảm biến mà có thể thực hiện sau khi đảo lốp ngay trên màn hình - cực kỳ tiện lợi.

Theo nhà sản xuất, sản phẩm Gotech GS8 sở hữu bộ van được làm từ vật liệu chống rỉ sét, chống nước và có độ bền cao. Tuổi thọ của bộ pin có thể lên tới 5 năm và đơn vị phân phối cam kết bảo hành 3 năm.

Đặc biệt trong thời gian từ nay tới 30/4/2023, khi mua sắm hầu hết các mã sản phẩm màn hình Gotech, khách hàng sẽ được tặng kèm hàng loạt bộ phụ kiện như: camera hành trình (đối với những sản phẩm không gắn kèm hệ thống camera 360), thẻ nhớ 32GB, Sim 4G, phần mềm Vietmap S1 bản quyền và tất nhiên là cả cảm biến áp suất lốp Gotech GS8.

Như vậy, khi mua sắm các sản phẩm màn hình Gotech, khách hàng có thể hưởng lợi lên tới vài triệu đồng; trong đó chỉ tính riêng bộ cảm biến Gotech GS8 đã có giá trị lên tới khoảng gần 3 triệu đồng.

Kết luận nhanh, theo dõi áp suất lốp là một vấn đề nhỏ nhưng rất quan trọng và thường bị nhiều tài xế sử dụng xe hàng ngày bỏ qua. Gotech GS8 là một trong những sản phẩm ưu việt hiện nay, giải quyết được rất nhiều vấn đề và sở hữu những ưu điểm vượt trội mà các đối thủ không có được, như khả năng tích hợp thẳng vào màn hình; kiểm tra - theo dõi thông tin lốp theo thời gian thực bằng màn hình hoặc ra lệnh giọng nói; độ bền cao và không cần độ chế khi lắp đặt.

Anh Phan (Tuoitrethudo)

Tư vấn

Chính thức từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt

Từ tháng 1/2025, tài xế lái xe ô tô không được điều khiển xe quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần, lái xe liên tục không quá 4 giờ.