Đóng
 

Thứ ba, 19/03/2024 | 09:14
12:34  |  18/09/2020

Cảm biến áp suất lốp - Trang bị nhỏ, hiệu quả lớn

Rất nhiều mẫu xe bán ra tại Việt Nam không được trang bị hệ thống kiểm soát áp suất lốp (TPMS). May mắn thay, bạn có thể tự trang bị tính năng này cho xe của mình với mức chi phí chỉ hơn 3 triệu  đồng.

Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System, viết tắt là TPMS) là một thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe. Thông thường, 1 bộ cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ có 4 cảm biến lắp ở 4 lốp và 1 màn hình hiển thị. Trên màn hình hiển thị sẽ có đầy đủ thông tin về áp suất, nhiệt độ của từng lốp. Khi áp suất trong lốp thay đổi đột ngột hoặc cao/thấp hơn so với mức cài đặt sẵn, cảm biến sẽ thông báo cho tài xế thông qua tín hiệu âm thanh, hình ảnh.

Dựa theo vị trí lắp đặt, người ta chia cảm biến áp suất lốp thành 2 loại chính là: Cảm biến áp suất lốp gắn trong và cảm biến áp suất lốp gắn ngoài.

+ Cảm biến áp suất lốp gắn trong: Là loại có đầu cảm biến gắn bên trong lốp xe, van cảm biến thay cho van của lốp xe ban đầu. Sử dụng loại cảm biến này, người dùng có thể yên tâm, không lo bị trộm. Tuy nhiên, việc lắp đặt, sửa chữa cảm biến áp suất lốp gắn trong tốn thời gian hơn gắn ngoài.

+ Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài: Là loại có đầu cảm biến gắn vào đầu van của bánh xe. Việc lắp đặt, sửa chữa cảm biến áp suất lốp gắn ngoài khá đơn giản, thuận tiện vì không cần phải tháo lốp hay cân bằng động. Nhưng vì được gắn ở bên ngoài nên nó dễ bị trộm hơn so với cảm biến áp suất lốp gắn trong.

Giờ đây, đa phần người dùng đều sử dụng cảm biến gắn trong vì khỏi lo mất cắp. Nhờ các thiết bị như máy ra vào lốp, thao tác lắp cảm biến đã đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Nhiều chủ xe tận dụng luôn thời gian bảo dưỡng lốp để lắp đặt luôn cảm biến áp suất lốp. Hơn nữa, với cảm biến gắn trong thì thao tác bơm lốp cũng đơn giản như van tiêu chuẩn mà thôi, không cần phải dùng cờ lê mở van như loại gắn ngoài. Bên cạnh đó, cảm biến áp suất lốp gắn trong sẽ gọn gàng và đẹp mắt hơn loại gắn ngoài.

Vì sao cảm biến áp suất lốp là cần thiết?

Cảm biến áp suất lốp ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tại những quốc gia tiên tiến như Mỹ, lắp cảm biến áp suất lốp ô tô thậm chí còn là trang bị bắt buộc phải có trên xe. Vậy tại sao chúng ta nên trang bị cảm biến áp suất lốp cho xe hơi của mình?

Theo thống kê, người Mỹ ước tính mỗi năm tốn khoảng: 7,5 tỷ lít nhiên liệu do lốp mềm, số lốp xe đang chạy có áp suất thấp hơn 30% so với mức tiêu chuẩn. Cứ mỗi 0,2 bar áp suất lốp thấp hơn chuẩn thì tiêu thụ nhiên liệu tăng thêm 1% và lốp sẽ mau mòn hơn 5%. Trong đó tỉ lệ thoát khí của một lốp bình thường rơi vào khoảng 0,2 bar một tháng.

Thống kê cho thấy năm 2005 có khoảng: 200.000 vụ nổ lốp và riêng tại Mỹ đã có hơn 100 người chết do nổ lốp. Tại Việt Nam, 5% tai nạn giao thông là do lốp xe gây ra, chủ yếu là do lốp xe không được bơm đúng áp suất lốp, đây là một nghiên cứu của cơ quan an toàn giao thông (NHTSA).

Như vậy, với hệ thống TPMS, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

AN TOÀN: lốp quá non sẽ dễ bị xịt hơn khi cán phải vật nhọn. Lốp non cũng mất độ bám khi vào cua. Ngược lại, lốp quá căng cũng giảm diện tích tiếp xúc giữa lốp và mặt đường, dẫn tới giảm độ bám. Cảm biến áp suất lốp sẽ giúp bạn giám sát độ căng của lốp một cách chính xác.

TIẾT KIỆM: Số liệu cho thấy rằng lốp quá non hoặc quá căng khiến cho xe cộ tại Mỹ hao tổn tới 7,5 tỷ lít nhiên liệu mỗi năm. Khi nói tới từng xe thì nếu liên tục sử dụng lốp không có độ căng tối ưu, bạn sẽ tiêu tốn thêm vài triệu tiền xăng mỗi năm. TPMS giúp bạn chạy xe với áp suất tối ưu, vừa tiết kiệm tiền xăng, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

TĂNG TUỔI THỌ LỐP: Lốp non sẽ bị mài mòn không đều và dễ bị thủng lốp hơn. Chạy đúng áp suất giúp lốp mòn chậm hơn, mòn đúng vị trí hơn và giảm nguy cơ nổ lốp. Như đã nêu ở trên, cứ mỗi 0,2 bar áp suất lốp thấp hơn chuẩn thì tiêu thụ nhiên liệu tăng thêm 1% và lốp sẽ mau mòn hơn 5%.

ÊM ÁI: Lốp đúng áp suất sẽ cho trải nghiệm êm ái nhất. Lốp quá non hay quá căng đều ảnh hưởng đến sự êm ái của hành khách trong xe.

Cảm biến áp suất nào “ngon, bổ, rẻ”?

Trong số vô vàn thương hiệu đang có trên thị trường, dòng sản phẩm ICAR Ellisafe i3 được rất nhiều khách hàng tin tưởng. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi công ty ICAR Việt Nam. Ellisafe i3 đã được ICAR nghiên cứu và cải tiến để phù hợp với các loại xe đang có tại Việt Nam. Cảm biến áp suất lốp ICAR Ellisafe i3 có giá bán 3,2 triệu đồng và được rất nhiều chủ xe Hyundai và Kia tại Việt Nam sử dụng. Theo thống kê của iCar, có khoảng 10% chủ xe Hyundai SantaFe, Tucson, Kia Sedona và Cerato đã lắp đặt ICAR Ellisafe i3. Đặc biệt, những mẫu xe mới như Kia Seltos cũng đã lắp đặt thành công cảm biến ICAR Ellisafe i3.

Ngoài Ellisafe i3, ICAR Việt Nam còn phân phối các loại cảm biến khác: loại TN405 với màn hình sử dụng năng lượng mặt trời, loại ADI4, ADI5 cảm biến áp suất lốp tích hợp màn hình Android, loại C393/C394 lắp vào nút trống cho xe Honda, Toyota, Mitsubishi, cuối cùng là loại C32 cắm tẩu sạc. Tuy vậy, với ưu thế hiển thị thông số qua cụm đồng hồ nguyên bản, loại ICAR Ellisafe i3 vẫn là phù hợp nhất đối với chủ xe Hyundai và Kia.

Ưu điểm đầu tiên của ICAR Ellisafe i3 là độ chính xác gần như tuyệt đối của nó. Theo đo đạc của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (Quatest 1), cảm biến áp suất lốp ICAR Ellisafe i3 đạt độ chuẩn tuyệt đối với mức áp suất 2 bar. Khi đẩy mức áp suất lên tới 3 bar, độ lệch mới là 0,1 bar. Dù vậy, mức áp suất tối ưu của đa số xe hơi là khoảng 2,2 đến 2,4 bar nên ở khoảng này, cảm biến ICAR Ellisafe i3 cho kết quả gần như không sai lệch.

Một ưu điểm khác được rất nhiều chủ xe đánh giá cao chính là khả năng hiển thị thông số ngay trên cụm đồng hồ sau vô lăng. ICAR Ellisafe i3 có thể hiển thị thông số ngay trên cụm đồng hồ sau vô lăng qua cổng OBD-II, không cần gắn thêm màn hình phụ như các hệ thống TPMS khác. Điều này khiến người lái dễ dàng nắm bắt thông tin hơn và cũng khiến chiếc xe của bạn đẹp hơn với bảng táp lô gọn gàng. Bạn cũng có thể theo dõi áp suất lốp qua màn hình Android trung tâm bằng phần mềm của iCar.

Người dùng còn tùy biến các thông số của cảm biến ICAR Ellisafe i3 bằng phần mềm trên điện thoại Android hoặc Apple. Bạn có thể theo dõi thông số lốp, đảo lốp, đặt lại lốp, thay đổi mức áp suất và nhiệt độ cảnh báo. Như vậy, mỗi  khi đảo lốp thì bạn không cần phải trực tiếp thay đổi vị trí của các van cảm biến nữa mà chỉ cần một vài thao tác trên điện thoại, rất tiện dụng và đơn giản!

Về phần cứng, các cảm biến được chế tác từ vật liệu có độ bền cao. Ngay cả bộ pin của các cảm biến ICAR Ellisafe i3 cũng do Panasonic cung cấp, cho thời gian hoạt động lên đến 5 năm. Đặc biệt, iCar còn cung cấp tùy chọn lắp thêm cảm biến cho lốp dự phòng để bạn hoàn toàn yên tâm mỗi khi đi xa. Nhìn chung, với giá bán chỉ 3,2 triệu đồng, cảm biến áp suất lốp ICAR Ellisafe i3 là một trang bị thiết yếu cho chiếc xe của bạn.

Vĩ Phạm (Tuoitrethudo)