Đóng
 

Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:56
15:00  |  17/03/2020

Dịch Covid-19 tác động, Bộ Giao thông đề xuất Chính phủ cho áp giá dịch vụ 0 đồng

Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá.

Bộ GTVT vừa gửi Bộ KH-ĐT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về gói hỗ trợ chính sách đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. 

Theo đó, trong lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ cho phép bộ này được áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cành tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi/đến đối với các chuyến bay nội địa.

Thời gian áp dụng dự kiến từ 1/3/2020 đến hết ngày 31/5/2020 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh.

Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá.

Thời gian từ 1/3/2020 đến hết ngày 31/5/2020 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không khác) thực hiện giảm giá cho các hãng hàng không và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khác.

“Đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong thời hạn 3 tháng.

Trường hợp cân đối Ngân sách gặp khó khăn thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, đồng thời cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Cho đến thời điểm hiện tại, các hãng hàng không chính là đối tượng chịu nhiều hệ lụy nhất từ dịch Covid – 19 với thiệt hại ban đầu từ việc dừng các đường bay đến các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc giảm tần suất đến Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) từ đầu tháng 1/2020 đến cuối tháng 2/2020 đã lên tới hơn 30.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở số liệu vận chuyển cập nhật, Cục Hàng không Việt Nam cũng vừa đưa ra đánh giá, dự báo thị trường vận chuyển năm 2020 với 2 kịch bản.

Cục Hàng không Việt Nam cũng vừa đưa ra đánh giá, dự báo thị trường vận chuyển năm 2020 với 2 kịch bản.

Trong trường hợp khả quan nhất, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 4/2020, tổng thị trường hàng khong sẽ đạt 67 triệu khách, giảm 15,4% so 2019. Trong đó các hãng Việt Nam vận chuyển được 12,7 triệu khách quốc tế (giảm 28,3 %) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 48 triệu khách (giảm 9,2 % so cùng kỳ).

Trong trường hợp xấu hơn, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 6/2020, có tính đến hủy toàn bộ các chuyến bay đi, đến Hàn Quốc, tổng thị trường chỉ đạt  61,2 triệu khách, giảm 22,6 % so 2019. Trong đó các hãng Việt Nam vận chuyển được 10,4 triệu khách quốc tế (giảm 41,2 %) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 45,7 triệu khách (giảm 17 % so cùng kỳ).

Không chỉ hỗ trợ cho các hãng bay, Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, chấp thuận áp dụng mức giảm thuế VAT cho phương thức vận tải container bằng đường thủy từ 10% xuống 5%, qua đó tạo tính cạnh tranh cho loại hình dịch vụ vận tải bằng đường thủy. 

Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố Hải Phòng xem xét không thu phí cơ sở hạ tầng đối với container hàng hóa xuất nhập khẩu được vận tải bằng đường thủy.

Đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, thống kê của Bộ GTVT cho thấy, kể từ thời điểm xảy ra dịch, tình hình vận chuyển hành khách, hàng hóa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều bị ảnh hưởng trực tiếp, các tiêu chí về lượt xe (xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, du lịch), sản lượng khách, vận tải hàng hóa, doanh thu đều giảm mạnh từ 40%- 80% so với cùng kỳ năm 2019 cũng như trước khi có dịch.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

Tư vấn

Lựa chọn SUV phân khúc 1,5 tỷ liệu có khó?

Tại thị trường Việt Nam, phân khúc xe SUV cỡ 1,5 tỷ luôn là phân khúc khác biệt hoàn toàn so với các phân khúc giá rẻ, bởi khách hàng lựa chọn mua xe ở phân khúc này đều có những...