Đóng
 

Thứ bảy, 23/11/2024 | 08:00
09:52  |  18/12/2019

Phương án nào huy động 5.000 tỷ đồng để xây sân bay Điện Biên?

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT hai phương án huy động vốn để xây dựng sân bay Điện Biên.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho hay, đơn vị này đang phối hợp với đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và hồ sơ xin chủ trương đầu tư dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên”.

Theo đó, tại báo cáo gửi Bộ GTVT mới đây, ACV cho biết đang lên phương án xây dựng mới đường cất hạ cánh (CHC) dài 2.400m, hệ thống đường lăn cũng như hệ thống đèn tiếp cận CAT 1.

Tại khu hàng không dân dụng, sẽ xây dựng nhà ga hành khách mới với 2 cao trình đáp ứng 2 triệu hành khách/năm và các hạng mục phụ trợ; xây dựng sân đỗ tàu bay đáp ứng 6 vị trí đỗ máy bay A320/321 và tương đương. Một đài kiểm soát không lưu (TWR) kết hợp trung tâm điều hành chỉ huy bay (ATC) và đài dẫn đường VORDME cũng sẽ được xây mới hoàn toàn.

Dự kiến, tổng mức đầu tư xây mới toàn bộ sân bay này vào khoảng 4.787 tỷ đồng. Trong đó, công trình khu bay dự kiến 1.400 tỷ đồng, các hạng mục thiết yếu công trình khu hàng không dân dụng dự kiến 1.700 tỷ đồng. Các hạng mục công trình đảm bảo điều hành bay dự kiến 155 tỷ đồng. Công tác GPMB đã được UBND tỉnh Điện Biên nhất trí thực hiện dự kiến 1.532 tỷ đồng.

Cùng đó, ACV đề xuất hai phương án đầu tư sân bay Điện Biên.

Cụ thể phương án 1, ACV sẽ dùng vốn của mình để đầu tư các công trình khu bay cũng như công trình thiết yếu của khu hàng không dân dụng. Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) sẽ bỏ tiền đầu tư các công trình đảm bảo điều hành bay. Phần GPMB sẽ do UBND tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. 

Nếu triển khai phương án này, dự kiến sau 36 tháng (sau khi phê duyệt chủ trương dự án) sẽ hoàn thành sân bay Điện Biên mới.

Phương án 2, ACV đề xuất đầu tư các công trình khu bay bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương hoặc địa phương và giao cho ACV khai thác. Các công trình khu hàng không dân dụng sẽ do ACV đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp. VATM vẫn sẽ đầu tư các công trình đảm bảo điều hành bay. UBND tỉnh Điện Biên thực hiện GPMB bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.

Dự kiến sẽ cần 40 tháng (sau khi phê duyệt chủ trương dự án) để hoàn thành dự án nếu triển khai theo phương án này

CHK Điện Biên hiện tại là cảng nội địa, cấp 3C, gồm một đường băng dài 1.830m được đưa vào sử dụng từ năm 1994. Nhà ga hành khách hiện tại cũng được xây dựng từ năm 2004 với công suất 300.000 hành khách/năm.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, nghiên cứu xây dựng mới đường cất, hạ cánh dài 2.400m x 45m, có hướng chệch hơn 10 độ so với đường cất hạ cánh cũ để đảm bảo không vướng chướng ngại vật, phục vụ khai thác tàu bay A320/A321. Giai đoạn đến năm 2030, sẽ nghiên cứu xây mới nhà ga hành khách công suất 2 triệu hành khách/năm, với 6 vị trí đỗ tàu bay.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

Tư vấn

Lựa chọn SUV phân khúc 1,5 tỷ liệu có khó?

Tại thị trường Việt Nam, phân khúc xe SUV cỡ 1,5 tỷ luôn là phân khúc khác biệt hoàn toàn so với các phân khúc giá rẻ, bởi khách hàng lựa chọn mua xe ở phân khúc này đều có những...