Chiếc ô tô nặng 2,8 tấn được xác nhận đã bay bay lơ lửng 35 mm trên một đoạn đường cao tốc ở miền đông Trung Quốc.
Khi nói đến công nghệ đệm từ trường (magnetic levitation - maglev), chúng ta thường nghĩ ngay đến những chiếc tàu hỏa với khả năng đạt tốc độ đáng kinh ngạc. Một cuộc thử nghiệm gần đây của các nhà nghiên cứu tại Đại học Giao thông Thành Đô, Trung Quốc đã khám phá ra những lợi ích tiềm năng mà công nghệ này có thể mang lại cho ô tô.
Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc gần đây đưa tin rằng, chiếc xe nặng 2,8 tấn được xác nhận là đã bay lơ lửng 35 mm trên mặt đường. Chiếc ô tô đệm từ trường khi chạy thử nghiệm có vận tốc tối đa là 230 km/h (cao hơn gấp đôi tốc độ giới hạn trên đường quốc lộ của Trung Quốc) và nhờ lực điện từ cùng hệ thống đường ray lắp đặt bên dưới, nó đã “bay” lên khỏi mặt đất.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc áp công nghệ đệm từ trường cho ô tô có thể tăng phạm vi hoạt động kéo dài tuổi thọ của xe, đồng thời giảm tiêu thụ năng lượng và tăng phạm vi hoạt động của chúng. Ngoài ra, khi công nghệ này được ứng dụng rộng rãi, những chiếc ô tô đệm từ trường sẽ có làn đường riêng, hứa hẹn giúp đảm bảo an toàn và hạn chế tình trạng ách tắc giao thông.
Mặc dù “sinh sau, đẻ muộn”, nhưng Trung Quốc đã rất nhanh vươn lên sánh ngang hàng với Nhật Bản trong việc ứng dụng tàu đệm từ trường siêu tốc trong những năm gần đây. Tàu đệm từ trường đầu tiên của đất nước tỷ dân là Shanghai Transrapid. Tính đến thời điểm hiện tại nó vẫn là tàu đệm từ trường thương mại có tuổi đời lâu nhất còn vận hành với tốc độ nhanh số 1 thế giới ở mức 431 km/h.
Thành công của các cuộc thử nghiệm ở Giang Tô là tin tốt cho tham vọng cho ra đời xe đệm từ trường của Trung Quốc, nhưng thời điểm hiện tại là quá sớm để trả lời khi nào chúng có thể được đưa vào sản xuất thương mại.
TT (Tuoitrethudo)