Đóng
 

Chủ nhật, 24/11/2024 | 15:12
16:01  |  19/08/2021

Cách bảo quản “xế yêu” an toàn trong mùa dịch

Ô tô để lâu ngày không sử dụng trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng hỏng hóc và hao mòn. Vậy người tiêu dùng phải làm gì để bảo quản và chăm sóc xe ô tô của mình đúng cách để không bị hư hỏng sau nhiều ngày không sử dụng?

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành trên cả nước đang áp dụng thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15, 16 của Chính phủ, điều này dẫn đến việc “xế yêu” của nhiều gia đình không được “vận động” một thời gian dài. Vậy người tiêu dùng phải làm gì để bảo quản và chăm sóc xe ô tô của mình đúng cách để không bị hư hỏng sau nhiều ngày không sử dụng? Dưới dây là một số phương pháp bảo quản và chăm sóc xe an toàn mùa dịch:

1. Tìm vị trí đậu xe tốt nhất có thể hoặc phủ bạt bảo vệ:

Tránh đậu xe dưới ánh nắng trực tiếp hoặc dưới trời mưa. Nếu không có chỗ đậu lý tưởng thì khách hàng cần trang bị thêm bạt phủ để bảo vệ lớp sơn cho xe.

2. Về số P hoặc N và Dùng nêm chặn bánh xe:

Kéo phanh tay và đậu xe trong một thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng bó, dính phanh khi xe hoạt động lại.

Vì thế, hãy về số P (đối với xe AT) hoặc N (đối với xe MT) kết hợp dùng nêm chặn bánh xe cho cả hai hướng của bánh trước trái và bánh sau phải hoặc ngược lại.

3. Vệ sinh và kiểm tra ngoại thất, gầm xe:

  • Vệ sinh xe sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn và tránh vết ố ảnh hưởng đến nước sơn của xe.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 40 cm nếu rửa xe bằng vòi xịt áp lực cao.
  • Kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ chất lỏng dưới gầm xe. Cẩn thận thú cưng có thể cắn phá các đường ống cao su bên dưới gầm xe.

4. Kiểm tra và vệ sinh khoang động cơ:

  • Khởi động động cơ ít nhất 2 tuần 1 lần
  • Kiểm tra các dung dịch bên trong khoang động cơ gồm: Dầu bôi trơn động cơ, Dầu phanh, Dầu trợ lực lái, Dầu ly hợp (xe MT), Nước rửa kính và Bình nước phụ
  • Kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ chất lỏng dưới gầm xe.
  • Vệ sinh động cơ bằng khăn ướt, tránh dùng vòi nước áp lực cao xịt vào khoang máy.

5. Kiểm tra ắc quy:

Đảm bảo ắc quy ổn định thì khởi động xe sẽ dễ dàng. Đối với ắc quy ướt, kiểm tra mức dung dịch ắc quy trong tình trạng đủ hay thiếu. Đối với ắc quy khô, kiểm tra màu mắt báo tình trạng ắc quy.

6. Kiểm tra nhiên liệu xe:

Nên đổ đầy bình nhiên liệu để tránh hiện tượng không khí ẩm lâu ngày có thể xâm nhập vào bình xăng gây ngưng tụ hơi nước bên trong bình. Bởi nếu lâu ngày không sử dụng, chiếc xe dễ có hiện tượng “nghẹt nhiên liệu”, không nổ được máy do bình xăng không đầy nhiên liệu dẫn đến không khí lọt vào bình gây ngưng tụ hơi nước.

7. Kiểm tra hệ thống phanh:

Khi kiểm tra, không khởi động động cơ. Đạp nhồi chân phanh 3-4 lần để kiểm tra sơ bộ hệ thống phanh. Nếu chân phanh cứng sau khi nhồi thì hệ thống phanh bình thường; ngược lại cần liên hệ ngay NPP ủy quyền gần nhất sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát bảo dưỡng.

8. Khởi động động 2 tuần/ 1 lần:

Sau mỗi 2 tuần không sử dụng, hãy khởi động động cơ khoảng 15 phút để bôi trơn động cơ và nạp điện cho Ắc quy.

9. Bật điều hòa khoảng 10 phút và mở cửa sổ ít nhất 2 tuần/1 lần:

Bật chế độ hút ẩm ở điều hoà để tránh vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi trong không gian điều hòa và nội thất xe, đồng thời kiểm tra sự vận hành của hệ thống

10. Di chuyển tiến lùi để hạn chế sự biến dạng vỏ xe:

Khi áp suất lốp giảm xuống mức nhất định, trọng lượng xe đè lên lốp sẽ dần dần làm chúng bị nứt, hiện tượng này xảy ra càng nhanh hơn khi lớp cao su đang bị thoái hoá. Việc thực hiện di chuyển xe tới lui sẽ giúp hạn chế sự biến dạng của vỏ xe do đậu tại chỗ lâu ngày.

11. Kiểm tra chỗ ẩn nấp của động vật

Kiểm tra bất kỳ dấu vết của chuột, bọ, côn trùng,…ở các nơi mà chúng có thể dễ ẩn nấp hoặc làm tổ để loại bỏ chúng kịp thời nhằm tránh gây hư hại cho xe.

12. Bơm lốp đúng tiêu chuẩn

Nếu phải cất xe trong thời gian dài, cứ mỗi 2 tuần nên kiểm tra áp suất lốp và bơm thêm đủ tiêu chuẩn nếu lốp thiếu hơi. Việc này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng rạn nứt lốp vì chịu tải nặng trong khi lốp non.

13. Chú ý đến cần gạt mưa

Bên dưới cần gạt nước mưa có một lớp cao su, khi lớp cao su này để lâu trong thời gian dài, nó sẽ bị biến chất, dẫn đến bị chảy và dính chặt lên kính. Khi sử dụng lại xe thì lúc đó bạn cũng phải đi thay luôn những chiếc cần gạt này. Do đó, để đảm bảo thì bạn hãy tháo chiếc lưỡi cao su bên dưới các cần gạt nước mưa ra và đem cất nó tại nơi khô ráo và thoáng mát.

Trên đây là một vài mẹo nhỏ để bảo quản xe ô tô đúng cách khi không sử dụng trong thời gian dài.

Nhưng bên cạnh đó, nếu chúng ta đã rất kỹ càng để giữ những chiếc xe của mình được an toàn mà vẫn không may mắn gặp phải một số vấn đề hư hỏng thì phải làm thế nào? Mời các bạn hãy đọc bài tiếp theo để tìm hiểu những vấn đề thường gặp trên xe ô tô và biện pháp để khắc phục.

Tú Trương (Tuoitrethudo)

Nguồn: Mitsubishi Motors Vietnam

Tư vấn

Lựa chọn SUV phân khúc 1,5 tỷ liệu có khó?

Tại thị trường Việt Nam, phân khúc xe SUV cỡ 1,5 tỷ luôn là phân khúc khác biệt hoàn toàn so với các phân khúc giá rẻ, bởi khách hàng lựa chọn mua xe ở phân khúc này đều có những...